Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

SỬ DỤNG HÓA CHẤT RUBY


HÓA CHẤT RUBY : DUNG MÔI PHA HÓA CHẤT
Hiện nay, việc sử dụng hóa chất tạo mùi trong nhà yến đã quá phổ biến, trở thành điều kiện bắt buộc, hiển nhiên, nhất là đối với những nhà mới xây. Các loại hóa chất cũng đã quá quen thuộc với những người nuôi chim: PW, Love Potion… Việc nhà nào cũng sử dụng một loại như vậy, khiến chim bị “nhờn thuốc”, không tạo được ấn tượng sâu đậm cho nhà mới, do đó việc dụ chim ngày càng khó khăn hơn, nhất là đối với tình hình cạnh tranh nhà chim gay gắt như hiện nay. Để giải quyết tình trạng này, công ty chúng tôi đã mua công nghệ malaysia sản xuất một loại dung môi để pha vào các loại hóa chất cũ, thêm “gia vị” cho những loại hóa chất này, để tạo ra loại nước hoa mới quyến rũ chim ở lại, sinh sôi, nảy nở. Dung môi ruby có tác dụng làm cho PW,love potion, đạt hiệu quả tối đa.
Cách sử dụng:
Cách 1:  pha 1 lít PW cair ( super, concentrate) với 3 lít Ruby. Xịt như bình thường, xịt 2 tuần 1 lần
Cách 2: pha theo cách một, thêm 100ml love potion, xịt 2 tuần 1 lần
Cách 3: pha tỉ lệ 1:1 giữa ruby và love potion, xịt 2 tuần 1 lần
Cách 4: đối với những nhà mới, hoặc những nhà đã làm lâu rồi mà không có, hoặc ít chim, có mùi khó chịu, cần tạo mùi tươi mới cho cho căn nhà, xịt liên tục 3 ngày ruby, xịt ướt tường ( dưới thanh làm tổ 20cm), ướt sàn nhà. Ngày thứ 4 xịt ruby pha với Pw cair. ( hoặc love potion)
Dung môi Ruby, giá rẻ, mà mang lại hiệu quả bất ngờ. Giá 250.000 vnd/ lít
Lưu ý: Dung môi Ruby là loại dung dịch cần dùng “tươi”, tức là trong vòng 2 ngày sau khi pha chế, nên quý khách muốn mua hàng cần đặt trước, và đem dùng ngay sau khi mua.

Phòng Lượn


Trải qua nhiều năm kinh nghiệm làm nhà yến và cải tạo những nhà thất bại, tôi nhận thấy một trong những lý do khiến nhà chim không đạt số lượng chim như mong muốn là THIẾT KẾ PHÒNG LƯỢN KHÔNG PHÙ HỢP. tôi xin đúc kết một số kinh nghiệm như sau để các bạn tham khảo khi làm phòng lượn:
  • Định nghĩa phòng lượn: là phòng có miệng lỗ dụ chim bay vào, chim sẽ lượn ở đó trước, rồi sau đó mới bay vào trong phòng ở. Phòng lượn được làm thông suốt từ trên xuống dưới nếu nhà có nhiều tầng.
  • Mục đích của phòng lượn: để chim quen dần với bóng tối trong phòng khi vừa bay từ ngoài trời sáng vào. Để chim dễ dàng bay vào các phòng, các tầng khác nhau trong nhà. Để chim non tập bay trước khi  chính thức bay ra ngoài. Để chim “ xếp hàng” trước khi bay ra ngoài thông qua miệng lỗ nhỏ hẹp, đối với những nhà nhiều chim, tránh tình trạng chen lấn, tranh nhau bay ra. Giao thông thuận tiện, thông thoáng thì sẽ tránh được “tai nạn giao thông” cho những con chim non mới tập bay.
  • Vì những mục đích như vậy, nên chúng ta cần phải làm phòng lượn cho đúng tiêu chuẩn.
DIÊN TÍCH PHÒNG LƯỢN: tối thiểu 4x4m. đối với những nhà có diện tích trung bình 4×10 trở lên. Diện tích 4×10 là diện tích nhỏ tối thiểu thích hợp để nuôi chim. Với những nhà không có điều kiện, bắt buộc phải xây nhỏ, là những trường hợp cá biệt, không tính đến. Diện tích tối đa: phòng lượn càng lớn càng tốt, nhưng nếu làm lớn quá thì phí diện tích, nên cần cân nhắc trước khi quyết định.
Có những nhà làm phòng lượn quá nhỏ, thiết kế lắt léo, bay vào khó khăn, chỉ những con chim có “kungfu” mới bay vào nổi. chim non đẻ ra, mới biết bay, bay ra được mà vào thì không được, chúng đành phải bay ra nhà khác ở, thậm chí chết bên ngoài đường, vì không có bố mẹ chúng cho ăn, hoặc hướng dẫn kiếm mồi. bởi vậy đã qua nhiều mùa sinh sản, mà không thấy tăng đàn lên.
  • Cách xây: Thông suốt từ lúc chim bay vào miệng lỗ xuống dưới đất. không để sàn hay bất cứ cái gì làm cản trở đường lượn của chim. Chúng ta nên nhớ: chim yến chỉ bay lượn, chứ không đậu, đi như những con chim khác, nên cũng giống như máy bay, chúng cần có không gian thật rộng để lượn. Hơn nữa, bộ óc chim không thể nhớ nhiều thứ phức tạp như con người, cho nên phòng lượn làm đơn giản, rộng thoáng, dẫn vào các phòng dễ dàng, thì chim sẽ dễ nhớ hơn.
  • Phòng lượn cũng cần phải mát, đủ độ ẩm giống như phòng ở. Cần xây tường 2 lớp, lợp mái cần có chống nóng. Nếu là nhà tiền chế, cần phải có lớp chống nóng cho tường. Hãy coi phòng lượn là phòng khách nhà ở của chúng ta. Phòng khách càng đẹp, càng mát, càng tiện nghi, thì khách càng thoải mái, càng đến nhiều. Ấn tượng đầu tiên khi chim bay vào nhà chim là phòng lượn, nếu phòng mát mẻ, thích hợp, thậm chí tốt hơn môi trường sống trước đó của chúng, chúng sẽ rất thích, và sẽ xem xét tới việc ở lại nhà đó.
  • Phòng lượn cũng cần có mùi đầy đủ như trong phòng ở. Nếu là mùi chim thích, chúng sẽ tiếp tục khám phá các phần khác trong ngôi nhà. Do đó, khi xịt mùi cho nhà, đừng quên ( hoặc tiết kiệm) xịt mùi cho phòng lượn.
  • Phòng lượn có cần xây hồ nước, cho vòi phun nước lên hay không?: nhiều chủ nhà chim cho làm hồ nước trong nhà, dùng vòi phun nước lên cao. Hoặc làm thác nước trong nhà, Mục đích để làm mát nhà, tạo độ ẩm, tạo nơi cho chim uống nước. Đây là một sáng kiến hay, tuy nhiên, có một lưu ý là: có thể sẽ có chim chết ở đó. Lý do: chim bay đụng nhau rớt xuống, nếu là đất khô, chúng có thể bay lên, còn đã rơi vào nước, chúng khó lòng bay lên nổi. Hay những con chim non mới bắt đầu tập bay, chúng cũng có nguy cơ rớt vào hồ nước. Do đó, cần cân nhắc kỹ trước khi làm.
  • Tóm lại, việc xây dựng phòng lượn khiến chiếm diện tích chim ở, nhưng lại rất quan trọng trong việc dụ chim ở lại và làm tăng bầy đàn.

Xây dựng nhà yến không còn khó khăn nếu bạn đến với chúng tôi

Để xây dựng căn nhà nuôi chim yến thành công, cho một năng suất tối đa đồng thời chi phí đầu tư phải thấp nhất và hiệu quả cao nhất . Các bạn không biết mình sẽ phải làm như thế nào, bắt đầu ra sao. Mời các bạn đến với Cty TNHH ĐT -PT Công nghệ Yến Sào Đại Quang - 01667 666 705 (Mr.Giác), để được tư vấn thiết kế thi công nhà  yến với giá rẻ, đáp ứng đúng yêu cầu và nguyện vọng thực tế của các bạn. Hiện nay có rất nhiều  kiểu mẫu nhà nuôi chim yến ( nhà ở cải tạo thành nhà yến, nhà trệt, nhà cao tầng,xây tường 20cm, tường 10cm, đổ bê tông vĩnh cữu, lợp mái tôn chống nóng.....)



Tùy từng người có điều kiện kinh tế khác nhau, tùy từng vùng miền có điều kiện khí hậu khác nhau, ta có thể xây dựng những căn nhà yến khác nhau vừa phù hợp với điều kiện khu vực đó, vừa phù hợp với túi tiền của mình, mà vẫn bảo đảm được đầy đủ các yếu tố kỹ thuật( nhiệt độ , âm thanh, ánh sáng, độ ẩm.....)
Xây dựng một nhà nuôi chim yến đúng kỹ thuật chắc chắn trên 90% sẽ thành công. Ngược lại xây dựng nhà yến không đúng kỹ thuật chắc chắn sẽ thất bại hoàn toàn. 

Công ty chúng tôi hiện đang cung cấp các dịch vụ sau:

1. THỬ CHIM YẾN giá 1-2.000.000 vnđ/ 1 ngày ( tùy khu vực)

Chi phí đi lại do khách chịu. Phí thử chim sẽ được hoàn lại nếu quý khách ký hợp đồng lắp đặt công nghệ nhà yến trọn gói với công ty.
Quý khách sẽ được tư vấn về toàn cảnh nghề nuôi chim, lợi nhuận, rủi ro,…và được giải đáp mọi thắc mắc về nghề nuôi chim yến.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, Quý khách sẽ nhận được những tư vấn hữu ích nhất về địa điểm mà quý khách thử chim yến, như có nên làm không, diện tích xây dựng bao nhiêu, chi phí đầu tư tại nơi đó, xây một căn nhà lớn, hay là xây nhiều căn nhà nhỏ… Để làm sao mỗi đồng vốn quý khách bỏ ra không bị lãng phí, mà được tận dụng vốn một cách tối đa nhất.

2. TƯ VẤN, THIẾT KẾ, THI CÔNG NHÀ YẾN ( TRỌN GÓI )

Giá 800.000 vnđ/ 1m2. ( Dưới 100m2 vẫn tính là 100m2). Liên hệ Mr Giác – 01667 666 705
- Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi nhận lắp đặt nhà nuôi chim yến với giá phải chăng, công nghệ Việt Nam kết hợp Malaysia, với đầy đủ những thiết bị mới nhất, hiệu quả nhất.
- Quý khách sẽ được tư vấn cải tạo căn nhà cũ hoặc cách xây nhà mới sao cho đạt đủ các điều kiện thu hút chim về ở, như nhà yến phải đảm bảo độ mát, tối, ẩm…
- Nhà yến của quý khách sẽ được lắp đặt đầy đủ các vật tư, theo các hệ thống sau:
+ Hệ thống nơi ở của chim yến
+ Hệ Thống tạo ẩm
+ Hệ thống âm thanh
+ Hệ thống mùi bầy đàn
+ Hệ thống vận hành tự động.
+ …
- Sau khi nhà yến đi vào hoạt động, quý khách sẽ luôn được cập nhật những âm thanh dụ yến mới nhất, hiệu quả, theo từng mùa, Cũng như được tìm hiểu những thông tin mới nhất về công nghệ xây dựng nhà yến.

3. TƯ VẤN, THIẾT KẾ, THI CÔNG NHÀ YẾN ( Không trọn gói)
Giá 15.000.000 vnđ/ 100m2

 - Quý khách muốn tự mình mua thiết bị công nghệ, nhưng thiếu người có kỹ thuật về lắp đặt nhà yến, chúng tôi cung cấp dịch vụ lắp đặt theo yêu cầu.
- Mọi nhân viên thi công, lắp đặt đều nắm vững kỹ thuật lắp đặt thiết bị, đã từng lắp đặt nhiều căn nhà yến.
- Chúng tôi cam kết lắp đặt đúng theo kỹ thuật mới nhất, hiệu quả nhất mà chúng tôi vẫn sử dụng trong các nhà yến khác, Và làm theo yêu cầu lắp đặt của quý khách.

4. DỊCH VỤ CUNG CẤP THIẾT BỊ, VẬT TƯ PHỤC VỤ NUÔI CHIM YẾN.

- Công ty chúng tôi cung cấp những thiết bị đang thịnh hành, hiệu quả nhất và liên tục cập nhật những công nghệ mới nhất từ các nước Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam.
-Quý khách mua thiết bị, được tư vấn về cách lắp đặt hiệu quả nhất, cũng như được cập nhật những thông tin mình chưa biết về nghề yến. 
- Nếu quý khách đã nuôi yến, nhưng còn những sai sót, chưa hoàn thiện trong cách lắp đặt, quý khách hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cách khắc phục nhà yến hiệu quả nhất.


HOTLINE: 01667 666 705 (Mr.Giác)

___________________________________ 

Bạn thật sự quan tâm hãy liên hệ chúng tôi ngay để được tư vấn miễn phí và nhận báo giá tốt nhất cho một căn nhà nuôi yến. 


  1. Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Công Nghệ Yến Sào Đại Quang
    Đ/C: 129B, đg Thới An 19, P.THới An, Quận 12, Tp.HCM
    ĐT: 08 6 272 4930 - Fax: 08 6 256 8032.
    Email: daiquanghcm@gmail.com - info@daiquangcompany.com.
    Yahoo: thachpilot - lippo_501.
    Skype: thachpilot - prgiac.
    Hotline: 0989 034 930 ( kĩ sư Thạch) - 01667 666 705 (Mr.Giác).
    Website : http://www.daiquangcompany.com/.

    Facebook: http://facebook.com/daiquang3dpanel.
    http://facebook.com/giac.hcm.

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

Phong trào nuôi chim yến tại gia ở Sài Gòn.


Hồi hộp dụ yến về, sáng dõi theo khi đàn rời tổ kiếm ăn, chiều muộn lại bật camera để xem chúng về nhà, rồi chờ yến tìm bạn tình, sinh con, làm tổ... để thu hoạch là những thú vui nhàn nhã của người theo nghề này ở Sài Gòn.
Trong khi nhiều người lùng mua đất nền ở huyện Cần Giờ để đầu tư nuôi chim yến thì tại nội đô Sài Gòn đã có nhiều hộ gia đình kinh doanh mô hình này. Hiện giá thu gom tổ yến trên thị trường 1.500-2.000 USD mỗi kg, nếu thành công sẽ thu được tiền tỷ nên ngày càng có nhiều người thử sức với nghề nuôi yến.

Mày mò nghiên cứu và bắt tay vào kinh doanh được hơn 3 năm, ông Lê Văn Hà, ngụ quận 10, chia sẻ với VnExpress.net: "Từ tìm hiểu đến say mê và làm liều thử nghiệm, rồi chờ yến về nhà mình làm tổ là quãng thời gian hồi hộp. Đổi lại, tôi cũng tìm thấy niềm vui nho nhỏ để khích lệ mình".
Nhiều ngôi nhà ở TP HCM được xây dựng với mục đích nuôi chim yến.

 Khảo sát mô hình nuôi yến ở nhiều nơi, ông Hà tầm sư học đạo từ một người có thâm niên nuôi và buôn bán yến sào mấy chục năm. Từ đó, người học việc mạnh tay chi tiền đầu tư công nghệ, hệ thống camera cho nhà yến. Với máy móc hiện đại, ông bắt đầu dẫn dụ yến về, có thể đếm được số con trong đàn, ghi nhận được giờ giấc và sinh hoạt của chúng. Giai đoạn hồi hộp nhất là tạo âm thanh dụ yến về tổ sao cho thu hút loài vật này. "Ban ngày tiếng kêu dụ yến về khác với chiều tối. Tôi sẽ không thể quên những ngày đầu tiên yến về nhà mình, niềm vui lúc ấy thật đặc biệt", ông Hà bày tỏ.

Bật âm thanh dụ chim yến bay về
Sau giai đoạn dụ yến về là thời kỳ loài vật này bắt cặp, tìm bạn tình và sinh sản để nhân số lượng thành viên trong đàn. Phải từ 6 tháng đến một năm thì việc thu hoạch tổ yến mới ổn định. "Bây giờ, tôi có niềm vui nho nhỏ là buổi sáng tinh mơ dõi theo đàn yến rời tổ kiếm ăn, chiều muộn lại bật camera để xem chúng về nhà. Với tôi đó là công việc bình yên và nhàn nhã, có thể nhờ nó để an hưởng tuổi già ", ông Hà trải lòng.
Đầu tư xây nhà yến chỉ mới được 6 tháng, chị Đào Thị Hà Phương, ngụ quận Gò Vấp, bộc bạch: "Phần cao nhất của nhà tôi dành cho yến ở, trong đó xây sẵn những ngăn để chúng làm tổ. Để đi đến quyết định suất đầu tư này tôi cũng có chút liều lĩnh vì xác suất thành công là năm ăn năm thua".

Chị Phương kể, khi khảo sát một số chuyên gia đánh giá quận Gò Vấp có thể nuôi được loài chim này nhưng tỷ lệ thành công không cao bằng quận 7 và huyện Cần Giờ, chị đã rất đắn đo. Thế nhưng vì bị hấp dẫn bởi thương vụ làm ăn này nên chị thuyết phục ông xã liều một phen.
Mỗi ngày đi làm về cả nhà đều háo hức theo dõi đàn yến qua video. Lúc ban đầu chỉ có vài con trong nhà ai cũng lo lắng. Thế nhưng rồi số lượng yến tăng lên theo từng tuần, đến tuần thứ 8 thì yến về nhiều hơn. "Lúc đó, ai cũng thở phào nhẹ nhõm và lấy việc xem yến xây tổ hàng ngày là một niềm vui", chị Phương nhớ lại.
Còn bà Nguyễn Thị Kim (quận Tân Bình) có một nhà kho cũ bỏ phế nhiều năm nay không dùng đến, nay cũng tính chuyện đầu tư nuôi chim yến. Bà Kim cho hay: "Nếu khảo sát và tính được suất đầu tư, tôi sẽ không ngại cải tạo nhà trống để nuôi yến. Tôi đã gần 60 tuổi, niềm vui của tuổi già sẽ trông cậy vào đây".
Bà Kim háo hức hẹn gặp với một nhóm nhà đầu tư có ý định kinh doanh mô hình nuôi yến trong nhà để khảo sát tình hình và học hỏi kinh nghiệm. Mọi người thậm chí còn lập thành một hội cho có bạn có bè để mách nước nhau. "Buôn có bạn, bán có phường, tôi chân ướt chân ráo học nghề nuôi chim yến nên phải tìm và kết bạn, trước là kinh doanh, sau là tìm niềm vui lúc tuổi già", bà Kim nói.
Với người theo nghề này, quan điểm kinh doanh của họ thuận theo câu "chim trời cá nước", tức là nếu yến về nhà ai thì người đó hưởng lợi, còn nếu yến chẳng về thì đành ngậm ngùi nhận thất bại. Tuy nhiên, theo những người có thâm niên, muốn nuôi được yến phải có bí quyết, công nghệ và đầu tư nghiêm túc ngay từ giai đoạn khảo sát.
Theo khảo sát của các công ty cung cấp công nghệ và dịch vụ nuôi chim yến trọn gói tại TP HCM, Sài Gòn là một trong những địa bàn lớn có chim yến sinh sống, tập trung chủ yếu ở huyện Cần Giờ, nơi có khí hậu biển, nhiều sông ngòi kênh rạch, thổ nhưỡng thích hợp, bao bọc bởi khu rừng ngập mặn. Ngoài ra, đàn yến cũng có mặt ở khu nội đô như: quận 2, 3, 7, 9, 10, Gò Vấp...
Nguồn(VnExpress.net)

Kỹ Thuật Nuôi Yến


Sau đây, chúng ta hãy tìm hiểu về kỹ thuật nuôi chim Yến:
Nuôi Yến không chỉ là một cái nghề đòi hỏi người nuôi phải có nghệ thuật mà còn phải áp dụng được các kỹ thuật và công nghệ. Người nuôi Yến sẽ phải kết hợp hài hòa giữa các yếu tố như: tập tính sinh học của Yến, điều kiện địa lý lẫn môi trường sống của chim Yến. Người nuôi phải quan sát được hướng bay của đàn Yến, mở lỗ ra vào và các lỗ liên phòng, liên tầng phù hợp.

I./ Đặc điểm phân biệt các loại Yến/Nhạn tiêu biểu
1./ Yến cỏ Việt Nam (Apus Affinis)
- Sải cánh to (14-16cm);
- Đuôi có mảng trắng;
- Màu đen tuyền ;
- Tiếng kêu đặc biệt;
- Đập cánh một nửa;
- Làm tổ bằng cỏ và chồng lên nhau;
- Tổ tại chỗ sáng, tháp nước, hiên nhà.
- Thực chất Yến cỏ Việt Nam là một loài Én.
2./ Yến cỏ cây dừa (Cypsiurus)
- Đuôi nhọn sẻ đôi;
- Thân mỏng hơn các loài khác;
- Tiếng kêu đặc trưng;
- Đi theo đàn 4 đến 5 con;
- Thường đậu cây dừa;
- Tốc độ bay rất nhanh;
- Tổ bằng cỏ làm trên cây dừa.
3./ Yến hàng (Aerodramus Germanicus)
- Thân nhỏ (12 – 14cm);
- Ngực xám ;
- Lưng mảng màu sáng;
- Tiếng kêu đặc trưng phát sóng siêu âm;
- Sinh sống tại các đảo ven biển Việt Nam;
- Tổ màu hơi xám hoặc đỏ;
- Một năm sinh sản 2 lần
4./ Yến tổ trắng (Aerodramus Fuciphagus)
- Sải cánh dài (12-15cm);
- Đuôi bầu ;
- Lưng không có khoảng trắng;
- Tiếng kêu đặc trưng có phát sóng siêu âm;
- Đập toàn bộ cánh khi bay;
- Tổ to 8-12g;
- Sinh sản 3-4 lứa một năm;
II./ Đặc tính sinh học của chim Yến tổ trắng. 
1./ Vòng đời của Chim Yến
2./ Phân nhóm chim Yến tổ trắng (Aerodramus Fucphagus):
- Được phân thành hai nhóm sống khác nhau : Bầy đàn và Đơn côi
- Một nhà Yến có nhiều đàn sống chung với nhau;
- Thói quen lượng vòng quanh tổ của chim Yến:
  • Khởi động vào buổi sáng trước khi đi kiếm ăn;
  • Hạ nhiệt vào buổi chiều trước khi vào nhà.
3./ Các đặc tính sinh học khác:
- Thích chỗ tối (độ sáng 0,2 Lux);
- Thích độ ẩm cao (80 – 95%, lý tưởng nhất 85%);
- Thích nhiệt độ ổn định (28oC);
- Thích chơi đùa với nước.
Yến Sào chứa nhiều chất khoáng, đạm, glucosamin thiên nhiên, chứa nhiều galactose trong mucoprotein, không chứa các đường lên men, đặc biệt không chứa chất béo.Nhờ phát hiện này, nó trở thành nguồn dinh dưỡng quý giá cho sức khỏe của con người. Từ đấy, trên thế giới lẫn Việt Nam đã hình thành nên nghề nuôi chim Yến.
III./ Mô tả qui trình kỹ thuật nuôi chim Yến
1./ Điều kiện môi trường vĩ mô:
1.1./ Các vị trí có thể xây dựng nhà nuôi chim Yến:
- Gần một căn nhà Yến có sẵn;
- Nơi chim Yến bay qua trên đường đi kiếm ăn và trên đường bay về tổ;
- Chim Yến bay vòng quanh khu vực trước khi vào tổ;
- Nơi kiếm ăn hàng ngày của đàn Yến.
- Môi trường xung quanh của nhà nuôi chim Yến:
  • 50% cây bụi, đồng lúa;
  • 30% cây cao;
  • 20% mặt nước.
- Điều kiện quanh nhà nuôi chim Yến:
  • Gần ao, hồ, mặt nước;
  • Không có nhiều cây cao chắn tầm nhìn và vòng lượn;
  • Có những cây thấp thu hút côn trùng như Leucanea Glauca(Keo dậu, dẹt).
- Những kinh nghịêm nhận dạng nhà nuôi chim Yến sẳn có:
- Xác định nhà Yến chính xác
- Xác định vùng chim đang lượn vòng
- Tìm độ cao để quan sát
- Xác định các loài chim Yến
- Quan sát bầu trời
1.2./ Lỗ ra vào của chim Yến:
- Lỗ ra vào quyết định khá lớn lượng chim có thể vào trong nhà:
  • Lỗ trên chuồng cu.
  • Lỗ ngang.
- Lỗ ra vào có thể lớn(80x40cm) trong quá trình dụ chim ban đầu và thu nhỏ lại (50x20cm) sau khi chim vào nhà ở.
- Nên làm ống chắn sáng tại lỗ
Chú ý: Việc mở lỗ ra vào phải đúng hướng đậy là điều kiện rất quan trọng quyết định thành công của căn nhà nuôi chim Yến!
- Kích thước lỗ ra vào:
  • Từ 20x30cm.
  • Nên lớn hơn rất nhiều trong thời gian dụ chim ban đầu.
Stt
Kích thước
Số lượng chim tối đa
1
20x30cm
1000 cá thể
2
40x30cm
2000 cá thể
3
20x60cm
3000 cá thể
4
40x60cm
4000 cá thể
5
40x80cm
6000 cá thể
Chú ý: Nếu là nhà Yến mới xây dựng thì kích thước lỗ ra vào phải lớn hơn 40x80cm!
1.3./ Trường, trần và lỗ thông hơi:
- Tường: Có các loại tường khác nhau
  • Dùng gỗ.
  • Dùng ván cách nhiệt.
  • Gạch lỗ xây 2 lớp.
- Trần:
  • Dùng ván gỗ.
  • Bêtông tổng hợp.
  • Bêtông dùng đổ mê trong xây dựng.
- Lỗ thông hơi:
  • Dùng ống thông hơi.
  • Xây theo kiểu khe thông hơi.
1.4./ Mái nhà, vòi phun nước và cây Leucanea:
- Mái nhà:
  • Độ nghiêng ảnh hưởng đến độ nóng của nhà nuôi.
  • Nhiều vật liệu khác nhau có thể áp dụng (Tôn, ngói, bê tông).
  • Không nên đổ nước lên nóc hoặc mái bằng nếu không chống thấm tốt.
- Vòi phun nước:
  • Vòi phun tròn.
  • Vòi phun dài.
  • Các loại vòi phun khác.
- Cây: -Leucanea (Cây dẹt, cây táo nhơn):
  • Trồng xung quanh nhà nuôi.
  • Nên gieo hạt mùa mưa hoặc dùng nước tưới.
2./ Điều kiện môi trường vi mô:
2.1./ Nhiệt độ và độ ẩm:
- Nhiệt độ:
  • Từ 26-300C.
  • Phải có hệ thống thông hơi.
  • Kết hợp kết cấu mái, tường, hệ thống tạo ẩm trong nhà nuôi.
- Độ ẩm:
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm.
  • Làm hồ nước trong nhà nuôi.
  • Đường nước chạy trên tường
  • Kết hợp cấu trúc tường, lỗ thông hơi trong nhà nuôi.
Chú ý: Nhiệt độ và độ ẩm thường tỉ lệ thuận với nhau!
2.2./ Thanh làm tổ:
- Khoảng cách giữa hai thanh được lắp đặt cách nhau 45cm/50cm.
- Đặc điểm của thanh làm tổ phải mềm, nhẹ, có độ bền cao và phải xử lý bằng hóa  chất tẩm cho thanh.
2.3./ Xử lý mùi bầy đàn và âm thanh kêu gọi bầy đàn:
- Xử lý mùi bầy đàn:
  • Phun hoá chất xử lý mùi bầy đàn từ 2-3 tháng một lần.
  • Phun cách trần 50cm.
  • Không phun hoá chất xử lý mùi bầy đàn vào các khung gỗ
- Âm thanh kêu gọi bầy đàn:
  • Dùng đĩa CD gốc để có âm thanh rõ ràng trong quá trình dẫn dụ chim.
  • Chỉ sử dụng Loa treble, không dùng loa Bass.
    • Âm thanh dẫn dụ chim yến phải bật vào buổi sáng trước khi bay đi kiếm ăn và lúc chiều đàn chim bay về.
  • Không được mở âm thanh dẫn dụ chim qua đêm.
2.4./ Quản lý ánh sáng và thiết kế đường bay cho chim:
- Ánh sáng:
  • Kích cỡ lỗ ra vào cho nhà nuôi.
  • Phòng chuyển tiếp.
  • Lắp thanh làm tổ ngang nguồn sáng.
  • Ống chắn sáng.
- Đường bay:
  • Lỗ ra vào
  • Lỗ liên phòng
  • Lỗ liên tầng (nếu nhà Yến xây dựng nhiều hơn một tầng).
2.5./ Các loại thiên dịch của Chim:
Stt
Nội dung
Stt
Nội dung
1
Chuột
8
Nấm
2
Gián
9
Chim hoang dã
3
Kiến
10
Mèo
4
Rệp
11
Chim nhà, bồ câu
5
Tắc kè
12
Rắn
6
Cú mèo
13
Ong
7
Dơi
14
Ăn trộm
Chúy ý: Trong các địch hại của chim Yến, kẻ trộm là địch hại nguy hiểm nhất vì không những lấy tổ của chim mà còn gây động, vứt trứng và chim non đi với số lượng lớn. Bảo vệ nhà Yến với những cách sau:
- Thu nhỏ chiều cao của lỗ ra vào sau khi chim đã làm tổ (còn khoảng 20cm).
- Làm cửa sắt dày, khóa an toàn hoặc khóa ngầm bên trong cửa sắt.
- Lắp camera hồng ngoại và hệ thống báo trộm hồng ngoại nếu điều kiện cho phép.

Videos nhà Yến thành Công